Nhưng hãy bỏ qua những scandal để cùng BongdaPlus mổ xẻ thế giới bí mật của những nhân vật quyền lực được mệnh danh là “Vua sân cỏ”. Ở số này, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ thông thường giữa trọng tài với các đội bóng đỉnh cao là như thế nào?
ĐẾN NHÀ GIÀU PHẢI BIẾT CÂU “LỄ ĐỘ”
Sau mỗi trận đấu tại sân Bernabeu, trọng tài đều được đội chủ nhà Real Madrid= tặng một chiếc đồng hồ rất đẹp. Quà kỷ niệm thôi mà! Vả lại, ai cũng như ai, không phân biệt kết quả Real thắng, hòa hay thua trong trận đấu vừa kết thúc.
Tất nhiên, sau này các trọng tài sẽ dễ dàng nhận ra nguồn gốc, nguyên nhân của món quà kỷ niệm ấy, nhờ logo của CLB Real Madrid= trên chiếc đồng hồ. Còn trước khi trận đấu diễn ra, trọng tài luôn được Real mời tham quan nhà truyền thống - có lẽ phải gọi là cả một viện bảo tàng - của CLB thành công nhất thế giới trong thế kỷ 20.
Chuyến “du lịch bóng đá bỏ túi” miễn phí ấy hẳn phải gây một ấn tượng sâu đậm cho khách tham quan, về sự giàu mạnh và quyền lực của Real Madrid= trong thế giới bóng đá. Trọng tài nào lại không muốn trở lại Bernabeu cầm còi lần nữa?
Bạn có thể ngạc nhiên: Ô hay, việc một trọng tài có được trở lại sân Bernabeu lần nữa hay không chẳng lẽ lại do Real quyết định? Đến đây, chúng ta hãy nhìn sang một trường hợp khác: Juventus - CLB không thua kém bao nhiêu so với Real về mức độ nổi tiếng và sự vĩ đại trong bóng đá đỉnh cao.
Một trọng tài từng đến Turin điều khiển trận đấu mà Juventus là đội chủ nhà. Ông ta rút thẻ đỏ 2 lần về phía Juve. Đấy lại không phải là những cầu thủ thông thường. Bị đuổi khỏi sân là Zinedine Zid=ane và Edgar David=s.
Sau trận đấu, chủ tịch của Juve gặp trọng tài ấy trong đường hầm và “bảo đảm” 2 điều: Chẳng những sẽ không bao giờ xuất hiện trong một trận sân nhà của Juve nữa, ông ta cũng không bao giờ được đến Italia cầm còi nữa. Sự “đảm bảo” của ông chủ tịch quả đã không sai.
Cả hai câu chuyện vừa nêu đều là những câu chuyện có thật, nếu như lời kể của cựu trọng tài FIFA Graham Poll là đúng. Vâng, chính ông Poll đã kể ra những chuyện như vậy, bên cạnh rất nhiều câu chuyện thú vị khác mà những người ngoài cuộc rất khó hình dung.
Nói chính xác hơn, người ta không thể hình dung là tinh thần fair-play và tính khách quan trong bóng đá đỉnh cao lại được duy trì một cách tuyệt đối bởi những câu chuyện như vậy. Trong suốt sự nghiệp cầm còi nổi tiếng của mình, Graham Poll chỉ có một lần duy nhất điều khiển trận đấu tại sân nhà Nou Camp của Barca.
Đấy là một trận tứ kết lượt về ở Champions League, Barca thua Juventus. Từ đó trở đi, không bao giờ trọng tài Poll được cầm còi ở sân Nou Camp nữa. Có thể kết nối điều này với thất bại của Barca trong trận sân nhà mà trọng tài Poll cầm còi hay không, dĩ nhiên ông không kết luận.
Và cũng là điều dĩ nhiên khi các đội bóng lớn tặng quà cáp hoặc gây ảnh hưởng đến các trọng tài một cách công khai mà không hề lo ngại vấn đề phạm luật (làm sao các nhân vật đầy quyền lực trong bóng đá nhà nghề lại có thể phạm luật một cách ấu trĩ được).
Việc tặng đồng hồ đẹp và xịn cho trọng tài sau mỗi trận đấu tại sân Bernabeu thì ngay cả LĐBĐ TBN cũng làm, sau mỗi trận đấu của ĐTQG. Thủ tục luôn được thực hiện một cách tự nhiên và tinh tế. Một phụ nữ đứng tuổi sẽ đợi bên ngoài phòng thay đồ của trọng tài và tặng quà. Không hề có sự tiếp xúc nào giữa trọng tài với các cầu thủ, HLV hoặc quan chức của đội chủ nhà.
Cũng theo lời kể của trọng tài Poll thì ở một CLB nổi tiếng khác tại châu Âu, người ta thậm chí luôn tặng trang phục của CLB cho tất cả con cái của mọi thành viên trong tổ trọng tài, và hay ở chỗ là với kích cỡ luôn chính xác đối với người được tặng. Tất cả đều chỉ được ghi nhận là hành động thân thiện, mến khách của đội chủ nhà!
SANG NHÀ NGHÈO NÊN CHỪA CHỖ QUAY VỀ
Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu tất cả các đội trong thế giới bóng đá đỉnh cao đều “có điều kiện” như nhau, đều đối xử tử tế với các trọng tài như Real Madrid= hoặc Chelsea. Tặng đồng hồ hoặc trang phục xịn, đúng kích cỡ, thì quá đẹp rồi. Nhưng nếu quà tặng là... những gói bột trắng?
Có lần, một trọng tài điều khiển trận Paraguay - Colombia được đội khách tặng loại “quà nghèo” như thế. Ông ta sợ đến nỗi không dám động vào, nhờ người trợ lý thông báo ngay với hải quan và nhân viên an ninh sân bay. Sau khi kiểm tra chất bột màu trắng trong những gói quà, người ta mới phì cười, bảo các trọng tài: “Các ông hãy yên tâm thưởng thức cà phê Colombia"!
Điều khiển trận đấu của đội nhà giàu mà kết quả lại thuận lợi cho đội chủ nhà thì “tuyệt cú mèo”. Có những trọng tài từng được mời tham quan cửa hàng bán đồ lưu niệm của Borussia Dortmund, với cả... xe đẩy để lựa quà. Chủ nhà không giàu, nhưng nếu kết quả tốt đẹp thì cũng vui vẻ.
Ngược lại, cũng có không ít trọng tài méo mặt vì thất bại của đội chủ nhà. Hồi đến Baku điều khiển trận Azerbaijan - Phần Lan, cả tổ trọng tài của Graham Poll được chào đón như những thượng khách của đất nước. Người ta đón các thượng khách từ cầu thang máy bay, rồi đưa thẳng đến khách sạn.
Sau trận, Azerbaijan thua, các “thượng khách” phải tự mò ra sân bay, đóng đủ loại phí, lại phải nộp phạt vì không khai báo các thủ tục cần thiết khi nhập cảnh! Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Poll và đồng nghiệp Wolfgang Stark từng bị kiểm tra kỹ đến mức độ phiền phức, với thái độ lạnh lùng của các nhân viên an ninh: “Xin lỗi, nhưng các ông đã được cảnh báo trước về điều này”.
Không phải nói thêm về kết quả liên quan đến những rắc rối như vậy trên sân cỏ. Có nơi, các trọng tài được giới thiệu trước về những chương trình hấp dẫn sau trận đấu - bét nhất cũng là tiệc tùng sang trọng như một buổi đãi khách thông thường.
Thế rồi, sau một kết quả bất lợi cho đội chủ nhà, trọng tài chỉ được mời ăn cơn hẩm, cá ươn! Đấy cũng là một cách để các đội chủ nhà - nhất là loại chủ nhà không mấy giàu - có gây ảnh hưởng đến trọng tài?
(Còn tiếp)