Cơ cấu sở hữu ở Chelsea
Để mua lại Chelsea, Boehly đã liên danh với Clearlake, công ty do Behdad Eghbali và Jose E Feliciano đồng sáng lập và sở hữu. Sau khi kết thúc quá trình thâu tóm đội chủ sân Stamford Brid=ge, phía Clearlake nắm 61,5% cổ phần, trong khi Boehly và cộng sự nắm 38,5%. Cần lưu ý là số cổ phần này được chia đều cho cả Hansjorg Wyss và Mark Walt=er nữa.
Thông tin từ Telegraph cho biết, Boehly đang muốn mua lại toàn bộ số cổ phần mà Clearlake đang nắm giữ. Ông tự tin sẽ huy động được đủ 2,5 tỷ bảng, số tiền mà nếu Clearlake đồng ý thì họ sẽ có lời trong vụ thâu tóm CLB. Tuy nhiên, phía Clearlake khẳng định sẽ không bán dù chỉ là một cổ phiếu, thậm chí còn dọa ngược sẽ mua hết cổ phần của Boehly và cộng sự.
Vì sao lại có "nội chiến" ở Chelsea?
Hiện các bên liên quan đều chưa có bên nào tiết lộ thông tin, nhưng một số nguồn tin khẳng định giữa các nhà đầu tư đang có sự xung đột về tầm nhìn cũng như một số vấn đề khác, cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Theo Sky Sports, Boehly không mấy tin tưởng vào khả năng thành công của chiến lược tuyển mộ hiện tại của Chelsea. Ai cũng nghĩ Boehly là người đứng sau các vụ mua sắm của The Blues nhưng thực tế không phải, chính Eghbali mới là người thực sự chỉ đạo. Ông này làm việc rất sát với các giám đốc thể thao Paul Winstanley và Laurence Stewart.
Boehly cũng tỏ ra sốt ruột khi kế hoạch nâng cấp sân Stamford Brid=ge không có thêm một tiến triển nào trong thời gian qua. Tỷ phú người Mỹ cũng có ý định xây dựng một sân vận động mới, nhưng phía Clearlake không thực sự mặn mà do tầm nhìn của họ là chỉ đầu tư vào Chelsea trong khoảng 10 năm hoặc hơn một chút.
Cả hai phía đều là những doanh nhân cứng rắn và bảo vệ rất mạnh mẽ quan điểm của mình, nên trong thời gian gần đây mối quan hệ giữa các bên đã trở nên căng thẳng, thậm chí còn có nguy cơ đổ vỡ.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo
Như đã đề cập, cả Clearlake lẫn Boehly đều không có ý định nhượng bộ. Do đó sẽ khó có chuyện một bên mua được hết cổ phần của bên còn lại để thâu tóm toàn bộ đội bóng. Cuộc chiến vì vậy vẫn còn dài, ít nhất là cho tới khi các bên tìm được một tiếng nói chung.
Nhưng cũng chưa thể nói trước được điều này sẽ ảnh hưởng thế nào tới các đội bóng của Chelsea. Có thể là trong thời gian trước mắt, The Blues vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách mua bán ồ ạt như trong thời gian qua. Nhưng Boehly có thể sẽ sớm can thiệp. Telegraph khẳng định Boehly muốn giao lại hoạt động chuyển nhượng cũng như các hoạt động chuyên môn khác cho những bộ phận chuyên trách chứ không can thiệp trực tiếp theo cách mà Eghbali đang làm.
Hiện Boehly đang là chủ tịch của Chelsea, nhưng ông sẽ chỉ giữ chức vụ này tới năm 2027. Clearlake và Boehly đã thống nhất với nhau ngay từ đầu về việc luân phiên ghế chủ tịch theo từng nhiệm kỳ 5 năm. Tới năm 2026, Clearlake có thể trực tiếp nắm quyền chủ tịch, hoặc ủy nhiệm cho một nhân vật khác mà họ thấy đủ năng lực.
Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng sẽ có những thay đổi rất lớn ở thượng tầng của Chelsea trước thời điểm chuyển giao đó. Dù là như thế nào thì những biến động này cũng sẽ có những tác động rất lớn, thậm chí mang tính phá hoại, với The Blues, cả trong lẫn ngoài sân cỏ.