Luận về tài năng cầm quân, Ruud Van Nistelrooy hơn hẳn Ryan Giggs hay Michael Carrick, những HLV tạm quyền có tính tương đồng với ông (đều là huyền thoại cũ ở sân Old Trafford). Ruud Van Nistelrooy có lý lịch tốt hơn hẳn Giggs và Carrick. Cần nhớ trước khi đến MU, ông đã giành 2 cúp quốc nội với PSV.
Luận về sự ủng hộ của các cổ động viên, Ruud cũng hơn hẳn các HLV khác trong quá khứ sau Sir Alex Ferguson. Vì ông là một trong những huyền thoại được mến mộ nhất lịch sử Old Trafford, nên tình cảm dành cho ông đã có sự thiên vị trong ấy. Và luận về thần thái trên sân cỏ, ông lịch lãm trong bộ vest đen, giành 3 chiến thắng cùng 1 trận hòa trong 4 trận cầm quân, phần nào đẩy đi bóng đêm của người tiền nhiệm Erik ten Hag để lại. Từng đó yếu tố giúp cho Van Gol có được sự tín nhiệm cao và nuối tiếc lớn khi anh rời đi. Như một bình luận trên mạng "Một quyết định tồi tệ, cảm giác vừa mất đi Zid=ane vậy" (hàm ý nhắc khéo về thành công của Zid=ane khi được trao cơ hội ở Real Madrid=).
Vậy thì tại sao một người xuất sắc như thế mà tân HLV Ruben Amorim lại từ chối đưa vào trong bộ sậu của mình? Nói đơn giản thì Van Nistelrooy là nạn nhân của thành công do chính ông tạo ra. Giả sử như Van Gol thua một trong 4 trận đó thì không sao, đằng này ông lại bất bại. Hào quang của anh quá lớn và đủ để “che mờ” đi một HLV chân ướt chân ráo đến.
HLV Ruben Amorim chọn Van Nistelrooy thì giả như xui thua trận đầu, có phải người ta lại bảo Van Nistelrooy lên ngồi thay Amorin luôn không? Chưa kể thời gian Van Nistelrooy ở Old Trafford cũng không ít. Huyền thoại Hà Lan rành rẽ từ phòng thay đồ đến văn hóa CLB, chưa kể cũng đã ở đây từ đầu mùa, quen hết các tuyển thủ và trụ cột hiện tại như Bruno Fernandes, Onana, Casemiro... Giữ Van Nistelrooy bên cạnh có thể là một lựa chọn tốt về chuyên môn, nhưng lại là rủi ro về tiền đồ.
BLĐ MU cũng sẽ coi Van Nistelrooy như một phương án kiềm chế ở ngay sau lưng Amorim. Tóm lại, Van Gol bị Amorim loại khỏi danh sách trợ lý là chuyện của chính trị, không phải của chuyên môn. “Một núi không thể có hai hổ”, và MU không thể vì tình cảm với Van Gol mà để thêm những sai lầm trong phòng thay đồ vốn đã cực kỳ lộn xộn lẫn chia rẽ.
Ở phương diện khác ngoài tình cảm, hành động cứng rắn này của Amorim đã cho thấy bản lĩnh của chiến lược gia người Bồ Đào Nha khi không muốn ở dưới cái bóng của bất kỳ ai, và cũng cho thấy sự thâm sâu của ông không đơn giản như nụ cười thân thiện bên ngoài. Về phía ban lãnh đạo MU, quyết định không can thiệp chuyện Van Gol, mà để quyền quyết định tương lai của huyền thoại Hà Lan nằm trong tay Ruben Amorim cũng là một nước cờ khéo léo. Họ không mất lòng fan hâm mộ, những người yêu quý Van Gol từ thời cầu thủ, mà cũng giữ uy cho tân HLV mới, lại giúp ổn định mọi việc.